*****

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẢO VỆ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẢO VỆ

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ BẢO VỆ

I. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ

  • Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phép tiến hành theo quy định của Nghị định số 25/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm:
  • Dịch vụ bảo vệ con người gồm các hoạt động bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ của người được bảo vệ;
  • Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hoá, nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức bao gồm các hoạt động bảo vệ an toàn về tài sản, hàng hoá (kể cả các hoạt động giao, nhận tài sản, hàng hoá), nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức theo thoả thuận trong hợp đồng;
  • Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội, bao gồm các hoạt động bảo vệ an toàn và giữ gìn an ninh, trật tự cho các hoạt động này theo thoả thuận trong hợp đồng.

1.1 Dịch vụ

  • Dịch vụ bảo vệ chính là một ngành về cung cấp bảo vệ, trong đó các công ty, tổ chức có thể thuê bảo vệ để bảo vệ tài sản, con người… cho công ty, tổ chức của mình. Trong quá trình thuê bảo vệ thì phải có hợp đồng cam kết rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
  • Nói 1 cách dễ hiểu là phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng.
    1.  

a. Ngành dịch vụ bảo vệ

  • Chuyên về việc đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của người và an ninh trật tự, đồng thời đáp ứng tối đa các nhu của khách hàng.
  • Với phương châm đề phòng trước, ngăn chặn từ xa.
    1.  

b. Đặc tính của ngành nghề:

  • Nguy hiểm: nghề bảo vệ có đặc tính là nguy hiểm vì luôn luôn đối mặt với các loại tội phạm.
  • Dễ xảy ra mâu thuẩn với các thành phần bất hảo của xã hội.
    1.  

c. Tinh thần của người bảo vệ.

  • Do đặc tính nghề nghiệp nên một người bảo vệ phải có tinh thần làm việc tập trung cao độ, luôn luôn săn sàng đối phó với mọi tình huống xấu xảy ra.
  • Phục vụ tối đa các nhu cầu của khách hàng.

1.2. Đức tính cần có để trở thành người bảo vệ chuyên nghiệp

  • Yêu nghề.
  • Đạo đức nghề ngiệp.
  • Tinh thần trách nhiệm.
  • Trung thành

1.3. Công việc cơ bản của nhân viên bảo vệ tại vị trí trực

  • Giám sát mọi hoạt động tại vị trí.
  • Giữ gìn tài sản được giao.
  • Gìn giữ an ninh trật tự.
  • Phòng cháy chữa cháy.

1.4. Bảo vệ chuyên nghiệp

a. Bảo vệ chuyên nghiệp là gì

  • Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là hoạt động của một pháp nhân cụ thể sử dụng lực lượng và các phương tiện, công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của các cá nhân hay một pháp nhân khác (pháp nhân sử dụng dịch vụ bảo vệ) góp phần giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội
  • Nhân viên bảo vệ là người làm nhiệm vụ bảo vệ, là người có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ.
    1.  

b. Đặc điểm của bảo vệ chuyên nghiệp

  • Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là hoạt động thống nhất của một hệ thống bao gồm tập thể những nhân viên và người chỉ huy, theo những quy định nghiêm ngặt nhằm đạt được mục đích đặt ra là giữ an ninh trật tự cho đối tượng bảo vệ.
  • Hoạt động bảo vệ là một hoạt động của lực lượng được đào tạo chuyên sâu, có tay nghề trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, khác với các hình thức bảo vệ không chuyên nghiệp, lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn sức khoả, lý lịch, trình độ văn hoá và được huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ.
  • Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đây là hoạt động có liên quan đến tính mạng, tài sản đến quyền tự do dân chủ của công nhân vì vậy yêu cầu tuân thủ pháp luật là yêu cầu đặc trưng của hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp, các chức danh và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải hành động theo quy định của pháp luật khuôn khổ đạo đức xã hội cho phép
  • Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp luôn phải thích ứng và sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp, đối tượng tiếp xúc của bảo vệ chuyên nghiệp rất phức tạp, trong nhiều tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của nhân viên bảo vệ vì vậy cần phải sáng suốt, dũng cảm và mưu trí ứng phó với những tình huống phức tạp cụ thể. 

II. Pháp luật cơ bản

2.1. Hình sự

  • Tội phạm, đồng phạm
  • Phòng vệ chính đáng
  • Tình thế cấp thiết

2.2. Luật tố tụng hình sự

  • Chứng cứ
  • Các biện pháp ngăn chặn
  • Nhận dạng
  • Bảo vệ hiện trường
  • Các mối quan hệ giữa lực lượng bảo vệ, cảnh sát và chính quyền địa phương 

III. Nghiệp vụ

  1. Công tác tuần tra, canh gác, kiểm tra và kiểm soát hàng hoá, phương tiện
  2. Nhiệm vụ cơ bản tại các vị trí và quy trình thực hiện
  3. Các kỹ năng cơ bản của người làm bảo vệ chuyên nghiệp
  4. Kỹ năng sữ dụng các trang thiết bị công cụ hỗ trợ, thiết bị an toàn, hệ thống báo trộm, hệ thống PCCC
  5. Kỹ năng về PCCC
  6. Kỹ năng về sơ cấp cứu y tế, người bị nạn
  7. Kỹ năng xử lý và ứng phó cá tình huống khẩn cấp
  8. Huấn luyện tác phong điều lệnh
  9. Kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng
  10. Kỹ năng lập biên bản
  11. Tuyên truyền đạo đức của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp
  12. Quy trình bảo vệ tại mục tiêu
  13. Tác phong làm việc của nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ tại mục tiêu

 

Thông tin hỗ trợ

Hỗ trợ khách hàng: 0903 85 85 32 - 0936 11 38 38
Hỗ trợ nghiệp vụ: 091 558 5830
Email: sales@longhoangsecurity.com